Tháp giải nhiệt nước hoạt động dựa vào nguồn cấp nước từ bên ngoài. Do đó để thiết bị làm việc tốt nhất, bạn cần đảm bảo chất lượng của nguồn nước đặc biệt không thể bỏ qua được việc làm mềm nước cứng. Vậy nước cứng là gì? Cần xử lý như thế nào để nước cứng thành nước mềm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Tháp giải nhiệt nước hoạt động dựa vào nguồn cấp nước từ bên ngoài. Do đó để thiết bị làm việc tốt nhất, bạn cần đảm bảo chất lượng của nguồn nước đặc biệt không thể bỏ qua được việc làm mềm nước cứng. Vậy nước cứng là gì? Cần xử lý như thế nào để nước cứng thành nước mềm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Nước cứng và tác hại của nước cứng
Nước cứng được hiểu là nước có chứa các ion Mg2+ và Ca2+ cao hơn so quy định trong nước sinh hoạt và sản xuất.
Độ cứng của nước được chia thành 2 loại là cứng vĩnh viễn và cứng tạm thời. Trong công nghiệp độ cứng của nước ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành, vận chuyển, giảm hiệu suất chuyển nhiệt, tạo cặn bám và làm giảm tuổi thọ của các thiết bị trong hệ thống.
Với các thiết bị chứa nước nóng, nước cứng có thể sẽ gây tắc nghẽn, đóng cặn, gỉ sát hoặc tẵ nghẽn đường ống dẫn nước. Bên cạnh đó, đối với hệ thống tháp giải nhiệt nước, lò hơi, nước cứng sẽ làm giảm đi hiệu suất truyền nhiệt gây ra các lãng phó cũng như khiến tháp giải nhiệt và các thiết bị được làm máy nhanh hỏng và xuống cấp.
Các phương pháp làm mềm nước trong tháp giải nhiệt
Hiện nay có 3 phương pháp chủ yếu để làm mềm nước trong hệ thống tháp giải nhiệt bao gồm: Phương pháp nhiệt, phương pháp hoá chất, phương pháp trao đổi ion.
- Phương pháp nhiệt: với phương pháp này sẽ sử dụng nhiệt lượng để làm bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Khi đún sôi nước, dưới tác động của nhiệt độ, các muối bicacbonat trong nước cứng sẽ bị phân nhiệt và tạo thành muối cacbonat và giải phóng khí CO2.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ khử được khí CO2 và làm giảm độ cứng của nước mà không hoàn tan được hết các muối CaCO3 – nguyên nhân chính gây ra hiệu quả truyền nhiệt kém, tốn chi phí và gây ra các hỏng hóc.
- Sử dụng hóa chất: đây là phương pháp sử dụng hóa chất kết hợp được với các ion Mg2+ và Ca2+ để tạo thành các hợp chất không tan, dễ lọc và dễ lắng. Từ đó giúp loại bỏ được các ion này ra khỏi nước và làm giảm độ cứng. Tùy vào chất lượng nguồn nước cũng như yêu cầu mà bạn có thể lựa chọn các loại hóa chất khác nhau như vôi, xút NaOH, Photphat Natri Na3PO4, Soda Na2CO3, Hydroxit Bari BA(OH)2,…
- Phương pháp trao đổi ion: phương pháp này được sử dụng để xử lý nước với nhiều mục đích khác nhau trong đó bao gồm cả việc làm mềm nước trong tháp giải nhiệt. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là sử dụng polyme có chứa các ion trao đổi. Cụ thể để lọc nước cứng người ta sẽ sử dụng vật liệu polymer có chứa sẵn các cation Na+ để làm phễu lọc. Khi cho nước cứng chứa Mg2+ và Ca2+ trong tháp đi qua phễu lọc thì polymer sẽ liên kết với các ion Ca và Mg mạnh hơn so với Na nên Mg2+ và Ca2+ Sẽ được giữ lại, còn ion Na+ Sẽ đi vào nguồn nước.
Ưu điểm của các phương pháp làm mềm của tháp giải nhiệt
Các phương pháp làm mềm nước tháp giải nhiệt hiện nay được sử dụng rộng rãi và phổ biến để có thể xử lý hiệu quả các trường hợp nước cứng. Nếu áp dụng đúng phương pháp, thì sẽ loại bỏ triệt để hai yếu tố khiến nước bị cứng là Ca2+ và Mg2+, giúp tránh được hiện tượng đóng cặn của tháp giải nhiệt. Bên cạnh đó, các phương pháp trên còn giúp giảm được các tạp chất trước khi nước vào hệ thống, cũng như tiết kiệm chi phí thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng tháp giải nhiệt.
Xem thêm các bài viết tin tức khác:
Hộp số của tháp giải nhiệt và các vấn đề thường gặp
Hướng dẫn lựa chọn vị trí lắp đặt tháp giải nhiệt phù hợp
THÁP GIẢI NHIỆT NƯỚC COOLING (HẢI PHÁT)
Địa chỉ: Ki ốt 45, CT10C, KĐT Đại Thanh, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 969 85 85 45 +84 466 867 993
Email: truonghaiphatco@gmail.com
Website: thapgiainhietnuochaiphat.com