Thanh Trì
Hà Nội,
1000000 Vietnam

Những điểm cần biết cơ bản về tháp giải nhiệt khô

Tháp giải nhiệt thông thường trên thị trường hiện nay là dạng thiết bị làm mát bằng nước phun mưa và gió đi ngược chiều nước để làm mát nước nóng từ các máy móc sản xuất. Còn một loại tháp giải nhiệt ít phổ biến đó là tháp giải nhiệt khô( dry cooler).
Tháp giải nhiệt thông thường trên thị trường hiện nay là dạng thiết bị làm mát bằng nước phun mưa và gió đi ngược chiều nước để làm mát nước nóng từ các máy móc sản xuất. Còn một loại tháp giải nhiệt ít phổ biến đó là tháp giải nhiệt khô( dry cooler).

Tháp giải nhiệt khô




Sản phẩm chỉ ứng dụng để giải nhiệt cho các hệ thống động cơ, máy phát điện... bởi nhiệt độ nước giải nhiệt của loại tháp này cao hơn loại thông thường khoảng 13oC, các loại máy hoạt động ở nhiệt độ cao, ít nhạy cảm với nhiệt độ nước giải nhiệt. Tháp sử dụng nước tuần hoàn trong hệ thống nên bề mặt sẽ ít bị đóng cặn, tiết kiệm nước do ít bị bay hơi. Nhưng hiệu suất làm lạnh thấp nên chi phí đầu tư sẽ tăng.
Áp suất tăng lên gần 40%, gây nguy cơ rò rỉ môi chất, hay vỡ thiết bị gây nguy hiểm. Môi trường vận hành khắc nghiệt nên thời gian sử dụng thấp, dầu bôi trơn nhanh bị giảm chất lượng, bôi trơn kém.

Chế độ vận hành

Hệ thống tháp giải nhiệt khô là giàn kín lên không lợi dụng được độ ẩm bên ngoài môi trường,  nên sản phẩm chọn độ chênh lệch nhiệt độ trao đổi là 7oC để thiết kế tháp giải nhiệt khô và lấy nhiệt độ nước ra khỏi dàn sau khi làm mát là 45oC. Vì vậy nước vào tháp giải nhiệt là 50oC, nhiệt độ ngưng tụ là 55oC cao hơn tháp giải nhiệt thường 13oC.
Theo PSG.TS Nguyễn Đức Lợi, viện khoa học và công nghệ Nhiệt Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cảnh báo không nên lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt khô cho hệ thống điều hòa không khí. Tháp giải nhiệt khô chỉ được ứng dụng để giải nhiệt ở các máy móc có nhiệt độ cao như động cơ phát điện, lò phản ứng hóa học...
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây