Tháp giải nhiệt đã và đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cũng không tránh khỏi những sự cố có thể xảy ra.
Tháp giải nhiệt đã ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến. Giúp việc vận hành máy móc, thiết bị được dễ dàng, nâng cao nâng suất làm việc.
Xem thêm: Tháp giải nhiệt tại Hải Phát có những ưu điểm gì?
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tháp giải nhiệt cũng không thể tránh khỏi những tác nhân gây hại đối với quá trinh hoạt động của tháp giải nhiệt nước.
Những vấn đề mà tháp giải nhiệt thường hay gặp phải như:
- Ăn mòn hệ thống
- Cáu cặn bên trong hệ thống
- Rong rêu phát triển bên trong hệ thống làm mát
- Vi sinh vật phát triển trên các ống đồng bình ngưng
- Tuổi thọ hệ thống giảm
- Chi phí sữa chữa tăng cao
- Hoạt động sản xuất trì trệ
Ăn mòn hệ thống tháp giải nhiệt
Nguồn nước sử dụng tiềm ẩn các chất nhiễm bẩn như: CO2 hòa tan (từ không khí, phản ứng phân hủy xác động vật – có trong nước bởi oxy), hơi axit hữu cơ ( sự thủy phân và oxy hóa các hợp chất amin, phản ứng phân hủy các hợp chất hữ cơ ). Hoặc tình trạng sử dụng lưu lượng hóa chất cho mục đích bảo trì hệ thống không hợp lý, đồng thời tính chất dễ ăn mòn của hệ thống khi hoạt động ở nhiêt độ cao…Dù ít hay nhiều thì nó cũng chính là những nguyên nhân gây nên sự ăn mòn trong hệ thống của chúng ta.
Việc kiểm soát ăn mòn hệ thống tháp giải nhiệt dựa trên các cơ chế sau:
- Thụ động hóa: Chất ức chế sẽ tạo một lớp màng Oxit để bảo vệ bề mặt kim loại
- Tạo kết tủa: Chất ức chế phản ứng với ion hóa trị II để tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại
- Hấp thụ: Chất ức chế dễ hấp thụ trên bề mặt kim loại
- Loại bỏ: Loại bỏ các tác nhân gây ăn mòn
Đóng cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt
Nguồn nước đưa vào hệ thống dù đã hoặc chưa xử lý, đều mang theo một dư lượng tạp chất hoặc chưa loại bỏ hoàn toàn trong quá trình xử lý sơ bộ. Đồng thời do phần lớn quá trình tích tụ lâu dài dưới nhiệt độ, áp suất cao và hệ thống không được bảo trì tẩy rửa đúng kì hạn. Sự tích tụ cáu cặn trong hệ thống sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc của hệ thống.
Việc kiểm soát đóng cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt:
- Kiểm soát hệ số cô đặc ( chu kỳ vận hành hệ thống )
- Lắp đặt hệ thống xả đáy tự động hoặc bằng tay
- Sử dụng hóa chất
+ Chống kết tủa: Trì hoãn sự hình thành các hạt sa lắng
+ Bẻ gãy cấu trúc tinh thể: hạn chế sự hình thành tinh thể lớn hơn
+ Phân tán: phân tán các hạt nhỏ không cho chúng kết hợp với nhau
Sự phát triển của vi sinh vật trong hệ thống tháp giải nhiệt ( hở )
Nguyên nhân của vấn đề này là do nồng độ các chất hữu cơ có trong nước, đồng thời cũng là do ảnh hưởng của môi trường: nhiệt độ, độ ẩm…
Để khắc phục chúng ta có thể sử dụng hóa chất: Hóa chất được sử dụng gồm 2 loại là chất oxy hóa và không oxy hóa.
- Chất không oxy hóa sẽ phản ứng với màng tế bào tạo thành lớp màng bao quanh tế bào, kết quả màng tế bào sẽ không trao đổi chất được với môi trường và dẫn đến cái chết của vi sinh vật.
- Chất oxy hóa sẽ tiêu diệt vi sinh vật khi tiếp xúc với bề mặt hoặc tế bào vi sinh vật
Ngoài các vấn đề trên thì trong hệ thống tháp giải nhiệt còn gặp một số các vấn đề, mà cũng phải hết sức quan tâm như: sự phát triển của rong rêu, tảo, sự tắc nghẽn do vi sinh vật trong những hệ thống nước làm mát ( dạng hở )…
Trong quá trình lắp đặt và sử dụng
tháp giải nhiệt nước từ chúng tôi. Mọi ý kiến đóng góp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất.