Các thông số quan trọng của nước trong tháp giải nhiệt công nghiệp là: độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan, độ cứng, độ pH và chỉ số bão hòa. Sau đây là thông tin chi tiết về những chỉ số này mà người dùng nên tham khảo để từ đó lựa chọn được phương pháp xử lý nước tốt nhất.
Nước trong hệ thống
tháp giải nhiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó là chất trung gian nhận nhiệt lượng dư thừa từ máy móc đưa tới tháp hạ nhiệt rồi quay trở lại nhà xưởng để làm mát cho trang thiết bị. Do đó, nước đầu vào cần được xử lý cẩn thận để giúp tháp có được hiệu quả làm việc cao nhất. Và nếu muốn xử lý nước tốt, chúng ta cần hiểu rõ về các thông số kỹ thuật có liên quan tới chất lượng nước.
Các thông số quan trọng của nước trong tháp giải nhiệt công nghiệp là:
độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan, độ cứng, độ pH và chỉ số bão hòa. Sau đây là thông tin chi tiết về những chỉ số này mà người dùng nên tham khảo để từ đó lựa chọn được phương pháp xử lý nước tốt nhất.
Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan
Độ dẫn điện chính là thước đo khả năng dẫn điện của nước và nó có mối liên hệ chặt chẽ với lượng chất rắn hòa tan có trong nước. Bởi vậy, nước cất tinh khiết luôn có độ dẫn điện rất thấp (do lượng khoáng chất trong nước thấp) và nước biển sẽ có độ dẫn điện cao (lượng chất rắn hòa tan trong nước cao). Sự tồn tại của các chất rắn hòa tan trong nước đều không liên quan tới khả năng làm mát của tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, các chất rắn hòa tan lại có một vấn đề là nhiều hợp chất có khả năng kết hợp, phản ứng với nhau để tạo thành kết tủa khoáng không tan trên bề mặt tháp giải nhiệt và thường được gọi là cáu cặn.
Xem thêm >>>
Có thể bạn chưa biết tháp giải nhiệt Tashin giúp bảo vệ môi trường nước?
Để xử lý nước trong hệ thống tháp giải nhiệt, người dùng cần xác định độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan
Cáu cặn sẽ bám dính vào bề mặt thân tháp giải nhiệt và hệ thống đường ống, ảnh hưởng tới hiệu quả truyền nhiệt và áp lực nước trong hệ thống. Do đó, mục tiêu chính của công việc xử lý nước trong hệ thống tháp hạ nhiệt chính là giảm thiểu sự hình thành cáu cặn. Vì mối quan hệ giữa tổng chất rắn hòa tan và độ dẫn điện đã được xác định nên độ dẫn điện cũng có thể được sử dụng để tính toán, dự đoán tình trạng cáu cặn của hệ thống để từ đó có phương án xử lý nước hiệu quả nhất.
Độ pH của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt
Chỉ số pH chính là thước do tính axit hay bazơ của nước với phạm vi đo là từ 0 – 14, 7 là trung tính. Nếu nước có chỉ số pH dưới 7 là môi trường axit, pH cao hơn 7 là môi trường bazơ. pH được đo theo đơn vị logarit và mỗi số đại diện cho sự thay đổi 10 lần của nồng độ axit hay bazơ. Ví dụ nước có độ pH 4 có tính axit bằng 10 lần so với nước có độ pH 5. Bên cạnh đó, việc kiểm soát độ pH là rất quan trọng trong quá trình xử lý nước làm mát. Nhìn chung, khi độ pH thể hiện nước trong tháp giải nhiệt cooling tower là môi trường axit thì tính ăn mòn sẽ tăng, còn nếu biểu thị môi trường kiềm (bazơ) thì khả năng đóng cặn sẽ tăng.
Độ pH của nước trong tháp giải nhiệt cũng là thông số người dùng cần quan tâm
Chỉ số bão hòa của nước trong hệ thống tháp hạ nhiệt
Chỉ số bão hòa của nước còn được gọi là chỉ số Langelier Saturation chính là thước đo cho sự ổn định của nước liên quan tới khả năng hình thành cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt Liang Chi hay tháp giải nhiệt nước Tashin. Khi chỉ số Langelier Saturation dương thì nước sẽ có xu hướng hình thành cáu cặn, còn khi chỉ số này âm thì nước có xu hướng ăn mòn. Vì chỉ số Langelier Saturation từ 0 – 1,0 được coi là ổn định nên các đơn vị sử dụng tháp làm mát nước đều cố gắng giữ nước ở mức này.
Độ cứng của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt
Độ cứng của nước được xác định bằng lượng canxi và magie hòa tan trong hệ thống tháp làm mát nước. Độ cứng cũng được chia thành 2 loại là độ cứng cacbonat (độ cứng tạm thời) và độ cứng phi-cacbonat (độ cứng vĩnh viễn). Độ cứng tạm thời là phổ biến nhất trong các nguồn nước đầu vào tháp hạ nhiệt và nó chịu trách nhiệm cho tình trạng lắng đọng của cáu cặn cacbonat canxi trên thân tháp hay hệ thống đường ống. Và về mặt hóa học thì bất kỳ ion kim loại hóa trị hai nào như sắt, mangan đều có thể tạo nên độ cứng, nhưng canxi và magie là 2 thành phần thường gặp nhất.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về các thông số của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt trên đây sẽ giúp quý khách đưa ra giải pháp xử lý nước, chống ăn mòn và chống cáu cặn hiệu quả. Mọi câu hỏi cần được giải đáp về cách làm tăng hiệu suất sử dụng của tháp hạ nhiệt, quý khách vui lòng liên hệ qua địa chỉ:
THÁP GIẢI NHIỆT NƯỚC COOLING (HẢI PHÁT)
Địa chỉ: Ki ốt 45, CT10C, KĐT Đại Thanh, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 969 85 85 45 +84 466 867 993
Email: truonghaiphatco@gmail.co
Website: http://thapgiainhietnuochaiphat.com